Kẽm gluconat

Mục lục

Kẽm gluconat

Trong y khoa kẽm thường được dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh như chậm tăng trưởng, tiêu chảy cấp ở trẻ em, chữa bệnh các vết thương kéo dài và bệnh Wilson.

Nguyên tố kẽm dưới dạng gluconat sẽ được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng tăng trưởng, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ em thiếu kẽm. Ngoài ra có thể được dùng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh là nhiễm trùng tai tái phát, cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, sốt rét và các bệnh do ký sinh trùng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Kẽm gluconat trong bài viết dưới đây nhé!

Kẽm gluconat là gì?

Kẽm gluconat là một loại khoáng chất tự nhiên, đây là một nguyên tố vi lượng thiết yếu vì chỉ một cần lượng kẽm nhỏ cũng có tác dụng rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Cơ thể chúng ta không thể lưu trữ được lượng kẽm dư thừa nên cần phải bổ sung thường xuyên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày như các loại thịt đỏ, gia cầm, cá. Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu kẽm thì có thể làm giảm vị giác và khứu giác cũng như hạn chế các hoạt động của tinh hoàn và buồng trứng.

Tác dụng của kẽm gluconat

Kẽm gluconat giúp điều trị bệnh tiêu chảy

Uống viên kẽm gluconat qua đường miệng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ thiếu dinh dưỡng và thiếu kẽm. Trẻ em thiếu kẽm là một hiện tượng bệnh lý phổ biến thường thấy ở các nước đang phát triển. 

Những phụ nữ thiếu dinh dưỡng trong kỳ thai cũng sẽ được khuyến khích sử dụng kẽm gluconat cho đến một tháng sau khi sinh vì nó sẽ giúp trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy trong vòng một năm đầu đời.

Hỗ trợ điều trị bệnh Wilson

Uống kẽm mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của một rối loạn di truyền có tên gọi là bệnh Wilson. Những người mắc phải bệnh Wilson sẽ thường có nhiều đồng ở trong cơ thể và nguyên tố kẽm sẽ giúp ngăn chặn hấp thu đồng trong cơ thể và đồng thời giải phóng lượng đồng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị mụn trứng cá sẽ có nồng độ kẽm trong máu và da thấp hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy uống kẽm sẽ giúp điều trị mụn rất hiệu quả. Tuy vậy thì vẫn chưa có thể biết rõ liệu kẽm có lợi hơn so với các loại thuốc chuyên dụng điều trị mụn như tetracyclin và minocycline. Vì vậy việc áp dụng dùng kem bôi da trong thuốc mỡ dường như sẽ không thể điều trị mụn trứng cá trừ khi kết hợp với thuốc khác sinh erythromycin.

Giảm nguy cơ mất thị lực do tuổi tác

Các nghiên cứu đã cho biết những người tiêu thụ kẽm có trong chế độ ăn uống sẽ giảm được nguy cơ mất thị lực do tuổi tác hơn những người không có chế độ ăn có kẽm. Vì vậy, việc bổ sung các chất có chứa kẽm và vitamin chống oxy hóa sẽ có thể làm giảm nhẹ và ngăn ngừa mất thị lực liên quan đến tuổi tác ở những trường hợp có nguy cơ mắc phải.

Cải thiện chứng biếng ăn

Uống bổ sung kẽm sẽ giúp tăng cân và cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên và những người lớn mắc chứng biếng ăn.

Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tâm thần

Uống viên kẽm kết hợp với việc điều trị bình thường sẽ cải thiện một chút được sự hiếu động, bốc đồng và các vấn đề về xã hội ở các trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần. Biện pháp điều trị này dựa trên nghiên cứu trên những trẻ bị tăng động giảm chú ý và đã cho thấy những bệnh nhi này sẽ có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với những trẻ không bị bệnh.

Hỗ trợ điều trị bỏng

Tiêm kẽm vào tĩnh mạch cùng với các khoáng chất khác sẽ có thể cải thiện được khả năng chữa lành vết thương ở những người bị bỏng. Nếu như là uống kẽm thì dường như không cải thiện được khả năng chữa lành vết thương của tất cả những trường hợp bị bỏng nhưng sẽ làm giảm được thời gian hồi phục của những người bỏng nặng.

Giảm nguy cơ tái phát khối u ruột lớn

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung sinh tố có chứa selen, kẽm, vitamin A 2, vitamin C, vitamin E qua đường uống mỗi ngày trong vòng 5 năm sẽ giúp làm giảm nguy cơ tái phát khối u ruột lớn vào khoảng 40%.

Giảm thời gian bị cảm lạnh ở những người lớn

Mặc dù có những nghiên cứu cho ra những kết quả trái chiều nhưng nhìn chung hầu hết nghiên cứu vẫn công nhận viên ngậm có chứa kẽm gluconate hoặc kẽm acetate trong miệng sẽ giúp làm giảm thời gian bị cảm lạnh ở những người lớn. Tuy thế thì sản phẩm vẫn có tác dụng phụ đó là sẽ tạo ra mùi vị xấu ở miệng và gây ra tình trạng buồn nôn, đây chính là điểm yếu của sản phẩm này.

Hỗ trợ điều trị loét chân do bệnh tiểu đường

 Nghiên cứu đã chỉ ra áp dụng gel có chứa kẽm hyaluronate sẽ giúp loét chân lành nhanh hơn so với việc điều trị thông thường ở những người bị mắc bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ trị hăm tã ở trẻ em

Bổ sung kẽm gluconate qua đường uống cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tăng tốc độ chữa lành hiện tượng hăm tã. Thêm nữa là nếu áp dụng kẽm oxit dán ở trên da sẽ cải thiện thời gian chữa lành chứng hăm tã.

Tác dụng phụ của kẽm gluconat

Tác dụng phụ với hệ nội tiết

Tác dụng phụ nội tiết bao gồm việc giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL-C) đối với nam giới. Điều này là do kẽm có khả năng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) đi kèm, tỷ lệ LDL-C/HDL-C vẫn không hề thay đổi nên người bệnh sẽ không bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do xơ vữa.

Tác dụng phụ với hệ tiêu hóa

Những tác dụng phụ của đường tiêu hóa là mồm miệng có mùi vị khó chịu (80%), buồn nôn (20%), kích ứng miệng (24%), khô miệng (12%), rối loạn tiêu hóa (10%), vị giác biến dạng, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.

Các kích ứng của đường tiêu hóa như trên là do hoạt chất bổ sung kẽm sẽ liên quan đến liều dùng.

Tác dụng phụ với hệ thần kinh

Đây là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng cũng sẽ có tỉ lệ gặp, các triệu chứng bao gồm chóng mặt và đau đầu. Vì vậy, khi sử dụng zinc gluconat người bệnh cần nắm rõ được những thông tin về các triệu chứng của tác dụng phụ có thể sẽ gặp.

Nếu phát hiện ra các biểu hiện của tác dụng phụ như dị ứng, nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng thì cần phải đến ngay bệnh viện, các cơ sở y tế để được điều trị ngay. Với những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như buồn nôn hoặc đau dạ dày thì có thể được cải thiện sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Tổng kết lại, kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe cũng như điều trị bệnh lý. Tuy nhiên không nên tự ý bổ sung kẽm mà cần phải có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ.

Biểu hiện của những người thiếu kẽm

Rụng tóc có thể do thiếu kẽm gây ra. Kẽm là một loại khoáng chất rất quan trọng cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này sẽ rất quan trọng cho một mái tóc dày và bóng mượt.

Những đốm trắng xuất hiện trên móng tay, được gọi là vạch Beau và đây là một biểu hiện quan trọng của sự thiếu hụt kẽm.

Móng có thể sẽ mọc chậm hơn, gòn và rất dễ gãy. Hiện tượng này xảy ra vì cơ thể cần có lượng kẽm ổn định để phát triển mô và các tế bào ở móng, lúc này các vấn đề về móng sẽ xảy ra và biểu hiện nặng nhất là móc những đốm trắng.

Kẽm rất cần thiết cho răng chắc khỏe và nếu cơ thể thiếu hụt kẽm thì bạn sẽ không có hàm răng chắc khỏe và sáng bóng. Răng lúc này rất dễ mẻ và không khỏe.

Kẽm là một trong những yếu tố cần thiết và xuất hiện tự nhiên ở trong mảng bám, nước bọt và ở men răng.

Khi thiếu kẽm, bạn sẽ có thể thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác sẽ bị thay đổi, rêu lưỡi trắng và rất dễ bị loét miệng cùng với viêm nướu, tình trạng này hay gặp nhất ở những người có chế độ ăn ít kẽm.

Chế độ ăn nếu như có ít hoặc không có kẽm thì có thể sẽ gây ra hiện tượng lở loét miệng tái diễn. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kẽm trong cơ thể thấp sẽ làm tăng nguy cơ loét miệng, những người thiếu kẽm sẽ bị lở loét miệng tái diễn.

Có giả thuyết về vấn đề những người bị mụn trứng cá thì có khả năng bị thiếu kẽm, một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá cũng thường chứa kẽm.

Theo một nghiên cứu mới nhất thì 54% những người bị mụn trứng cá có mức kẽm trong cơ thể thấp.

Ai cũng hiểu rằng canxi rất cần thiết cho xương, tuy nhiên kẽm cũng là một khoáng chất thiết yếu để xương có thể phát triển và hình thành thì không phải ai cũng biết. Điều này là do chức năng của kẽm trong sự phát triển và tăng trưởng của tế bào cũng như việc thay mới collagen để làm xương khỏe mạnh.

Những phụ huynh là người ăn chay hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt thì con của họ sẽ có nguy cơ bị thiếu kẽm và dẫn đến những vấn đề về phát triển xương ở tuổi nhi đồng, thiếu niên.

Muốn biết được tình trạng xương của mình thì chúng ta có thể yêu cầu chụp DEXA để có thể đo mật độ xương (Bạn cần yêu cầu vì các bác sĩ thường không yêu cầu xét nghiệm kẽm trong máu trừ khi tình trạng thiếu hụt kẽm quá nghiêm trọng).

Những loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm

Thịt, đặc biệt là thịt đỏ là một nguồn cung cấp kẽm rất tuyệt vời. Tuy vậy thì kẽm có thể có mặt trong hầu hết các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu. Theo khoa học thì mỗi 100 gram thịt bò sẽ chứa khoảng 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm mà cơ thể cần nạp vào mỗi ngày. Thêm nữa là lượng thịt này cũng sẽ cung cấp 176 calo, 20 gram protein, 10 gam chất béo. Bên cạnh những dưỡng chất thiết yếu kia thì nó còn có thể cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin B, creatine.

Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý rằng những loại thịt đỏ nếu ăn một lượng lớn đặc biệt là thịt chế biến sẵn thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh tim và một số bệnh ung thư. Nhưng nếu bạn sử dụng với một lượng thịt hợp lý, tối thiểu và không sử dụng loại thịt được chế biến sẵn cùng với việc kết hợp với các loại rau, trái cây nhiều chất xơ thì đây không còn là vấn đề cần lo lắng.

Các loài động vật có vỏ như hàu, sò, cua, ốc, hến…là nhóm thực phẩm có chứa nhiều kẽm và ít calo. Đặc biệt trong đó là hàu, chỉ với 6 con hàu là có thể cung cấp 32mg kẽm tương đương với 291% lượng kẽm mà cơ thể cần một ngày. Bên trong 100 gram cua Alaska có chứa 7,6mg kẽm, chiếm 69% nhu cầu kẽm của cơ thể một ngày. Các loại động vật có vỏ nhỏ hơn cũng sẽ cung cấp kẽm tốt như tôm và trai. Những phụ nữ đang mang thai cần phải chú ý việc nấu chín hoàn toàn các loại động vật có vỏ này để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Các loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu lăng… đều có chứa một lượng kẽm rất đáng kể. Trên thực tế thì 100gr đậu lăng được nấu chín sẽ chứa khoảng 12% lượng kẽm mà cơ thể chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Tuy vậy trong chúng cũng có chứa phystes. Đây là một chất chống độc gây ra sự ức chế hấp thu kẽm và các loại khoáng chất khác. Điều này có nghĩa là kẽm từ các cây họ đậu  thì cơ thể sẽ không thể hấp thu tốt được như kẽm ở trong các loại động vật. Mặc dù thế thì cây họ đậu vẫn là một nguồn bổ sung kẽm quan trọng đặc biệt là đối với những người ăn chay hoặc ăn kiêng thịt. Thêm nữa là chúng còn là một nguồn protein và chất xơ dồi dào và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngon miệng như các món súp, hầm, salad. Chế phẩm đậu mầm ngâm hoặc lên men thì sẽ làm tăng tính hiệu quả của khoáng chất này.

Các loại hạt là một nguồn bổ sung kẽm và các dưỡng chất lành mạnh, tuy nhiên trong mỗi loại hạt sẽ chứa lượng kẽm khác nhau. Như trong 30 gram hạt gai dầu sẽ chứa khoảng 31% và 43% lượng kẽm được khuyến cáo cho một người nam và một người nữ một ngày.

Trong hạt bí, hạt vừng cũng chứa một lượng kẽm rất đáng kể, ngoài việc bổ sung kẽm thì các loại hạt này cũng góp phần bổ sung chất xơ, các chất béo lành mạnh, các vitamin và khoáng chất. Chúng cũng có công dụng làm giảm lượng cholesterol, huyết áp. Chính vì thế, với những công dụng này thì bạn nên bổ sung chúng vào trong thực đơn hàng ngày của mình.

Trong các loại hạt như hạt thông, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân đều chứa một lượng kẽm dồi dào. Thêm nữa thì trong chúng còn chứa nhiều loại dưỡng chất lạnh mạnh khác như chất béo, chất xơ, một số loại vitamin và các khoáng chất khác. Ví dụ như hạt điều, bên trong 28gram hạt điều sẽ có 15% lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày.

Các loại hạt có thể sử dụng như những món ăn nhẹ, vừa tiện lợi lại vừa có tác dụng tốt cho việc giảm nguy cơ mắc phải một số căn bệnh như bệnh tim, ung thư, tiểu đường. Thậm chí ăn các loại hạt này sẽ có xu hướng sống lâu hơn, rất đáng để chúng ta bổ sung chúng vào trong thực đơn hàng ngày của mình.

Các thực phẩm như phô mai và sữa sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm trong đó là kẽm. Trong 2 loại thực phẩm này có chứa lượng kẽm đáng kể, hơn hết là kẽm ở trong chúng có tính khả dụng rất cao, tức là hầu hết kẽm trong sữa và phô mai thì cơ thể chúng ta có thể hấp thụ được tối đa.

Trong 100gr phô mai cheddar sẽ có khoảng 28% lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày, một cốc sữa sẽ có khoảng 9% lượng kẽm yêu cầu mỗi ngày. Thêm nữa là trong 2 loại sản phẩm này cũng có nhiều dưỡng chất, hoạt chất thiết yếu đối với cơ thể như protein, canxi, vitamin D.

Trứng tuy không chứa nhiều kẽm như các loại thực phẩm khác nhưng vẫn sẽ có thể cung cấp kẽm cho cơ thể chúng ta. Một quả trứng sẽ cung cấp được khoảng 5% lượng kẽm yêu cầu một ngày. Ngoài ra nó còn cung cấp 77 calo, 6 gram protein, 5 gram chất béo lành mạnh và một loạt các vitamin và khoáng chất khác, trong đó có cả vitamin B và selen.

Trứng cũng là một trong những nguồn cung cấp choline quan trọng, đây là một chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều bị thiếu hụt.

Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo, yến mạch để có chứa kẽm ở trong chúng. Giống như các loại cây họ đậu, trong ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ chứa phytates hơn các chế phẩm tinh chế và sẽ cung cấp kẽm ít hơn. Tuy vậy thì ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt cho sức khỏe vì chúng sẽ cung cấp các dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan, selen.

Trên thực tế thì ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ có liên quan đến sự kéo dài tuổi thọ, các lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường loại hai, bệnh tim…

Các loại rau tuy chỉ có hàm lượng kẽm ít nhưng vẫn có thể cung cấp tối thiểu để có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt là những người ăn chay, ăn kiêng…Trong 1 củ khoai tây sẽ có khoảng 1m mg kẽm và chiếm 9% lượng kẽm cơ thể cần một ngày.

Những loại rau khác như đậu xanh hoặc cải xoăn thì sẽ ít chứa hơn  chỉ khoảng 3% nhu cầu mỗi ngày trong 100 gram. Tuy cung cấp kẽm ít nhưng chế độ ăn có nhiều rau sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư cũng như tim mạch.

Tuy là một loại thực phẩm có thể cung cấp một lượng lớn kẽm cho cơ thể, 100gr chocolate đen sẽ có khoảng 3,3 mg kẽm thỏa mãn 30% lượng kẽm cơ thể yêu cầu một ngày thế nhưng nó cũng chứa tới 600 calo. Thế nên bạn không nên sử dụng quá nhiều để cung cấp kẽm vì có thể dẫn tới tình trạng nạp quá nhiều calo vào cơ thể gây ra nhiều tác hại xấu.

Các bài viết hữu ích khác:

  • Cải thiện nội tiết tố và làn da bằng thực phẩm chức năng Primrosy Collagen chứa kẽm gluconate, tinh dầu hoa anh thảo, collagen thủy phân, nhau thai cừu, sâm tố nữ…
  • Tuyển đại lý kinh doanh online các sản phẩm làm đẹp Miskafa.com
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh nên uống thuốc gì để trẻ đẹp như thời kỳ thanh xuân
Tinh dầu hoa anh thảo

Thông tin về tinh dầu hoa anh thảo: Tìm hiểu về cây anh thảo. Tinh [...]

Collagen thủy phân

Mục lục Collagen thủy phân là gì? 2 Ưu điểm của Collagen thủy phân 6 [...]

L cystine

Thông tin về L-cystine: L-cystine là gì?Tác dụng của L-cystine.Ai không nên dùng L-cystine?Lưu ý [...]

Isoflavone

Mục lục Isoflavone là gì? Tác dụng của isoflavone Tác dụng phụ của isoflavone Cách [...]

Sâm tố nữ

Mục lục Sâm tố nữ là gì? Tác dụng của sâm tố nữ Các lưu [...]

Nhau thai cừu

Các chế phẩm từ nhau thai cừu như serum hoặc kem dưỡng da đang dẫn [...]

L glutathione

L-glutathione Các bài viết hữu ích khác: Tìm hiểu: Nguyên nhân khiến da lão hóa [...]

Kẽm gluconat

Mục lục Kẽm gluconat Trong y khoa kẽm thường được dùng để điều trị và [...]

Astaxanthin

Mục lục Astaxanthin được các chuyên gia, nhà khoa học chứng minh rằng đây là [...]

Acid Hyaluronic

Mục lục Acid hyaluronic thường được sử dụng để chữa trị các chứng rối loạn [...]

Vitamin E

Mục lục Vitamin E là gì? Vitamin E có tác dụng gì? Tác dụng phụ [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *