Isoflavone

Mục lục

Isoflavone là gì?

Isoflavone là một nhóm chất phytoestrogen (một loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật), có thể tìm thấy chủ yếu ở các loại cây họ đậu. Các nhóm chất phytoestrogen khác bao gồm lignan và coumestan. Isoflavone là loại estrogen có những tính chất riêng rất đặc biệt, đây là nhóm chất phytoestrogen được chú ý nhất bởi ẩn chứa bên trong nó là những hoạt tính giống như estrogen và có những tác dụng, lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người.

Tác dụng của isoflavone

Một công trình nghiên cứu của trường đại học thuộc đại học Washington (Mỹ) đã cho thấy hoạt chất isoflavone có tác dụng giống với hormone Estrogen và nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp cải thiện hiệu quả các hiện tượng khó chịu ở chị em tiền mãn kinh như kinh nguyệt rối loạn, phòng ngừa loãng xương, bệnh tim mạch. Hơn thế nữa nó còn phòng ngừa được nguy cơ ung thư ở các bộ phận sinh dục nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội tử cung…

Theo Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) thì isoflavone sẽ làm giảm cường độ bốc hỏa và giảm cả tần suất đồ mồ hôi đêm, bớt cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh hơn, hay hồi hộp, cáu gắt, mất ngủ và giảm trí nhớ…

Theo nghiên cứu mới nhất của Đại Học Alabama (Mỹ) và đưa ra được kết luận: Isoflavone có khả năng giúp cơ thể điều chỉnh chuyển hóa chất béo và ngăn chặn mỡ tích tụ ở bụng.

Theo một công bố y khoa của tạp chí lâm sàng và thực nghiệm dược lý và sinh lý học, Nhật Bản cho biết, Isoflavone sẽ giúp tăng mật độ khoáng ở xương ở đốt sống L2 – L4. Isoflavone còn có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế được hoạt tính của hormon cận giáp và kích thích phóng thích Calcitonin nên sẽ có công dụng hiệp đồng chống tiêu xương, ngăn ngừa loãng xương.

Theo công bố của cục cộng đồng và y học gia đình của Hồng Kông thì Isoflavone có hiệu quả trong việc chống rối loạn Lipid máu ở chị em bị mãn kinh nên có tác dụng phòng tránh các bệnh tim mạch. Giảm đáng kể lượng Cholesterol.

Theo viện ung thư quốc gia Mỹ ở Washington, DC thì trong đậu nành có tới 5 chất hóa thảo có đặc tính chống lại mầm ung thư là: protease inhibitors, phytate, phytosterols, saponins và isoflavones.

Các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh rằng: Những chị em thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ đậu nành (chứa isoflavones) sẽ giảm tỉ lệ nguy cơ mắc ung thư vú hơn so với những người không sử dụng

Các nhà khoa học Hàn Quốc cho biết Isoflavones có thể kiểm soát cân nặng, hạn chế chất béo và phòng chống bệnh tiểu đường, giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Tác dụng phụ của isoflavone

Tuy đem lại rất lợi ích về sức khỏe nhưng các chị em khi sử dụng isoflavone cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ dù không phổ biến như:

  • Có nguy cơ mắc phải ung thư vú
  • Có thể tác động xấu, gây ra vấn đề đến tuyến giáp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu

Mặc dù chỉ có một số ít chị em bị phản ứng gặp các tác dụng phụ này nhưng các chị em cũng cần lưu ý, tốt nhất là nên có sự tư vấn từ phía các chuyên gia trong quá trình sử dụng.

Cách bổ sung isoflavone cho cơ thể

Isoflavone có mặt nhiều ở trong 3 chế phẩm khác nhau là: Mầm đậu nành tươi, bột mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành. Tuy đều là chế phẩm từ đậu nành nhưng hàm lượng isoflavone với mỗi loại lại khác nhau hoàn toàn.

Trông chế phẩm mầm đậu nành tươi thì hàm lượng isoflavone là rất nhỏ hầu như không đáng kể đến. Với sản phẩm này thì chúng ta chỉ có thể đưa vào cơ thể qua con đường ăn uống. Tuy nhiên mầm đậu nành tươi khi sử dụng thì lại có vị ngang, tanh nồng rất khó để ăn, đây là nhược điểm rất lớn của loại này đối với các chị em.

Thêm nữa là khi chế biến xào nấu lên, Isoflavones trong mầm đậu nành rất dễ bị biến chất vì vậy chị em không nên quá kỳ vọng vào việc dùng mầm đậu nành để bổ sung isoflavone mà chỉ nên coi nó như một món ăn.

Bột mầm đậu nành tuy chứa hàm lượng isoflavone nhiều hơn so với mầm đậu nành tươi nhưng cũng rất thấp chỉ có 0,1 – 0,2%. Bột mầm đậu nành thường được sử dụng như ngũ cốc, chúng ta pha với nước và uống. Khi uống bột mầm đậu nành sẽ cảm thấy có vị hơi tanh và có cảm giác đầy bụng. Nếu chị em nào dùng trên 3 cốc/ngày thì sẽ dễ gặp phải tình trạng lạnh bụng, tiêu hóa rối loạn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chị em.

Tinh chất mầm đậu nành là chế phẩm có hàm lượng isoflavone cao nhất. Dạng bào chế này là sản phẩm tốt nhất của mầm đậu nành và có khả năng bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ estrogen hiệu quả nhất trong các chế phẩm mầm đậu nành. Có hiệu quả như vậy vì sản phẩm này cần phải có yêu cầu về công nghệ bào chế hiện đại sau đó cô đặc và chiết tách các hoạt chất có lợi, trong đó chủ yếu và quan trọng vẫn là isoflavone. Sản phẩm sẽ đảm bảo về chất lượng và giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu isoflavone hơn.

Tinh chất mầm đậu nành thường được bào chế và sản xuất bởi các nhà máy dược phẩm có công nghệ hiện đại và được đóng gói theo viên nang nên sử dụng khá tiện lợi. Chị em có thể mang đi khi du lịch hoặc đi làm thì cũng rất dễ dàng, không bất tiện khi sử dụng. Đây là cách bổ sung isoflavone nhanh nhất, hiệu quả nhất rất phù hợp với guồng quay hiện đại.

Chọn giống đậu nành tốt và nơi chế biến đạt chuẩn GMP

Thực tế thì trên 90% đậu nành trên thị trường hiện nay là từ giống đậu nành thực phẩm, đậu nành bị biến đổi gen (GMO) và sẽ không đảm bảo được chất lượng hoạt chất isoflavone. Chính vì thế, chọn lựa sản phẩm isoflavone từ mầm đậu nành sẽ đóng vai trò cực kì quan trong.

Các chuyên gia cho rằng để việc an toàn được đảm bảo, việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào và chất lượng đầu ra của sản phẩm cho đảm bảo thì đậu nành khi được đưa vào để chiết xuất lấy isoflavone thì cần phải là giống đậu nành thuần chủng không phải loại bị biến đổi gen, đây là loại đậu nành dược phẩm chứ không phải đậu nành thực phẩm.

Chọn nhà sản xuất và phân phối uy tín có quy trình kiểm định nghiêm ngặt.

Với mỗi nhà máy, dây chuyền sản xuất khác nhau thì khả năng chiết xuất ra isoflavone sẽ có hàm lượng khác nhau. Chính vì thế nên các các công ty lớn, uy tín thường sẽ có dây chuyền sản xuất hiện đại tối tân nhất để đảm bảo việc chiết xuất sẽ được tối ưu với hiệu quả cao nhất. Thêm nữa là các doanh nghiệp, công ty uy tín thì điều kiện kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng là rất cao và nghiêm ngặt.

Bắt đầu từ tháng 7/2018 thì các doanh nghiệp không đạt đủ tiêu chuẩn GMP thì sẽ không được sản xuất thực phẩm chức năng, theo báo cáo thì có tới hơn 3000 cơ sở sản xuất bị đào thải. Vì thế nên việc chọn cho mình một công ty uy tín là điều cần thiết các chị em cần phải lưu ý.

Kết hợp isoflavone với các loại thành phần khác để hiệu quả cao hơn

Chị em tuổi tác càng cao, lượng collagen mất đi càng nhiều và gây ra tình trạng da nhăn nheo, không căng. Khi bổ sung collagen vào cơ thể mà nếu là loại thường thì kích thước sẽ rất to và không dễ để cơ thể hấp thụ được. Sau khi hấp thụ được cũng tập trung vào móng, tóc và xương khớp chứ không tập trung vào làn da. Isoflavone sẽ thúc đẩy quá trình cơ thể hấp thu collagen và tổng hợp lên da. Kết hợp collagen và isoflavone sẽ tăng hiệu quả chống nhăn, chống lão hóa lên gấp đôi.

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh và có thể làm chậm lão hóa, giảm tình trạng nám sạm. Isoflavone sẽ làm tăng nội tiết tố nữ estrogen và ức chế được hormone MSH (một hormone kích thích sản xuất melanin) nhờ đó làm giảm nám từ bên trong, kết hợp isoflavone với vitamin sẽ làm giảm tình trạng nám sạm lên gấp đôi.

Viên uống isoflavone kết hợp collagen, vitamin E…

Thực phẩm chức năng Primrosy Collagen chứa thành phần isoflavone kết hợp với tinh dầu hoa anh thảo, nhung hươu, nhau thai cừu, collagen thủy phân, vitamin E cùng nhiều tinh chất khác tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Chi tiết thông tin sản phẩm mời bạn xem tại: Primrosy Collagen

Các bài viết hữu ích khác:

Tinh dầu hoa anh thảo

Thông tin về tinh dầu hoa anh thảo: Tìm hiểu về cây anh thảo. Tinh [...]

Collagen thủy phân

Mục lục Collagen thủy phân là gì? 2 Ưu điểm của Collagen thủy phân 6 [...]

L cystine

Thông tin về L-cystine: L-cystine là gì?Tác dụng của L-cystine.Ai không nên dùng L-cystine?Lưu ý [...]

Isoflavone

Mục lục Isoflavone là gì? Tác dụng của isoflavone Tác dụng phụ của isoflavone Cách [...]

Sâm tố nữ

Mục lục Sâm tố nữ là gì? Tác dụng của sâm tố nữ Các lưu [...]

Nhau thai cừu

Các chế phẩm từ nhau thai cừu như serum hoặc kem dưỡng da đang dẫn [...]

L glutathione

L-glutathione Các bài viết hữu ích khác: Tìm hiểu: Nguyên nhân khiến da lão hóa [...]

Kẽm gluconat

Mục lục Kẽm gluconat Trong y khoa kẽm thường được dùng để điều trị và [...]

Astaxanthin

Mục lục Astaxanthin được các chuyên gia, nhà khoa học chứng minh rằng đây là [...]

Acid Hyaluronic

Mục lục Acid hyaluronic thường được sử dụng để chữa trị các chứng rối loạn [...]

Vitamin E

Mục lục Vitamin E là gì? Vitamin E có tác dụng gì? Tác dụng phụ [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *