Nội tiết là gì? Hiểu rõ về hệ nội tiết sau khi đọc bài này!

hệ nội tiết

Mục lục

92 / 100

Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi: nội tiết là gì? hệ nội tiết là gì? hệ gồm những cơ quan nào? có vai trò gì? hệ nội tiết có chức năng gì?

1. Nội tiết là gì?

Nội tiết là là hệ thống các tuyến sản xuất ra hóc môn có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi chất, giúp tăng trưởng và phát triển các chức năng mô, chức năng tình dục và sinh sản, điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng. 

nội tiết là gì và hệ nội tiết gồm những cơ quan nào
hệ nội tiết gồm những cơ quan nào?

2. Hệ nội tiết là gì?

Hệ nội tiết là nơi sản xuất ra hóc môn để kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như tăng trưởng, phát triển, tâm trạng, khả năng tình dục, sinh sản và trao đổi chất bao gồm khả năng chuyển hóa calo thành năng lượng để cung cấp cho các cơ quan và tế bào.

hệ nội tiết
hệ nội tiết

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tim, xương và phát triển các mô, khả năng sinh đẻ. Hệ nội tiết đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển các bệnh như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng và chức năng tình dục và một số các tình trạng rối loạn hóc môn khác.

Xem thêm: Thông tin chi tiết viên uống nội tiết tố hoa anh thảo  kết hợp collagen thủy phân Primrosy Collagen tại đây

3. Hệ nội tiết gồm những cơ quan nào?

Mỗi tuyến nội tiết sẽ có khả năng tiết ra hóc môn cụ thể rồi bơm vào máu. Những hóc môn này sẽ đi qua máu rồi đến các tế bào. Giúp phối hợp hoặc kiểm soát nhiều quá trình trong cơ thể. Các tuyến nội tiết có thể kể ra như:

  • Tuyến thượng thận là hai tuyến nằm ở trên thận và có công dụng giải phóng hóc môn cortisol
  • Vùng dưới đồi là một phần ở não giữa dưới có công dụng cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hóc môn.
  • Buồng trứng là cơ quan sinh sản của nữ có công dụng giải phóng trứng và sản xuất ra các hóc môn sinh dục.
  • Các tế bào đảo là những tế bào nằm ở tuyến tụy có công dụng kiểm soát sự giải phóng của hóc môn isullin.
  • Tuyến cận giáp là 4 tuyến nhỏ nằm ở cổ và đóng góp vai trò trong việc phát triển xương.
  • Tuyến tùng có thể được tìm thấy gần trung tâm não có tác dụng liên kết với các kiểu ngủ khác nhau.
  • Tuyến yên nằm ở đáy não phía sau xoang. Đây là một “tuyến chủ” vì nó có khả năng ảnh hưởng lên các tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Nếu tuyến yên xảy ra vấn đề thì sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng giải phóng sữa mẹ
  • Tinh hoàn là tuyến sinh sản của nam giới và có khả năng sản xuất tinh trùng và hóc môn giới õ
  • Tuyến ức ở ngực giúp phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể sớm.
  • Tuyến giáp ở cổ có khả năng kiểm soát trao đổi chất.

4. Chức năng?

Với mỗi tuyến nội tiết khác nhau sẽ có chức năng hoàn toàn khác nhau. Chỉ với một trục trắc nhỏ nhất ở mỗi tuyến hệ nội tiết thì cũng có thể làm mất cân bằng các hóc môn và dẫn đến hiện tượng rối loạn nội tiết hoặc bệnh về hệ nội tiết.

5. Hệ nội tiết có các vấn đề gì?

Các vấn đề:

  • U nội tiết: Đa số các khôi u nội tiết là không ung thư và sẽ không lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy vậy nếu xuất hiện khối u hoặc nốt sần trên tuyến sẽ cản trở việc sản xuất hóc môn.
  • Suy thượng thận: Đây là tình trạng xảy ra khi tuyến thượng thận tiết ra quá ít hóc môn cortisol và thỉnh thoảng là aldosterone. Một số triệu chứng này gồm cơ thể mệt mỏi, dạ dày đau, mất nước và da thay đổi. Ví dụ như bệnh Addison.
  • Gigantism: Nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hóc môn tăng trưởng thì bạn đã gặp vấn đề về hóc môn tăng trưởng.
  • Bệnh cường giáp: Khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hóc môn thì sẽ dẫn đến tình trạng giảm cân, nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi và hay cảm thấy hồi hộp. Nguyên nhân chủ yếu cho vấn đề này là một loại rối loạn tự miễn dịch có tên là Grave.
  • Suy giáp: Trái với cường giáp thì suy giáp khiến tuyến giáp không sản xuất đủ hóc môn cần thiết và dẫn đến hiện tượng táo bón, mệt mỏi, trầm cảm…Tuyến giáp hoạt động kém ở trẻ em sẽ dẫn đến sự phát triển chậm. Hóc môn tuyến giáp không đủ dễ khiến chức năng phát triển cơ thể chậm lại hoặc thậm chí là ngừng phát triển.
  • Dậy thì sớm là hiện tượng khi các tuyến kết nối với cơ thể giải phóng hóc môn giới tính quá sớm.

6. Một số bệnh của hệ nội tiết

Khi nống độ hóc môn lên quá cao hoặc quá thấp thì đều cho thấy bạn đã gặp vấn đề về hệ nội tiết. Các bệnh nội tiết cũng sẽ xảy ra nếu cơ thể không đáp ứng với các hóc môn theo cách thích hợp. Tình trạng căng thẳng, nhiễm trùng, thay đổi về cân bằng chất lỏng, chất điện giải trong máu cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hóc môn.

Căn bệnh loại này phổ biến nhất ở Mỹ đó là bệnh tiểu đường, bệnh xảy ra khi cơ thể không xử lý đúng cách glucose. Bệnh xảy ra khi cơ thể thiếu insulin hoặc isulin hoạt động không hiệu quả nên việc bổ sung isulin là cách hiệu quả đề điều trị bệnh tiểu đường.

Trên đây là những thông tin về hệ nội tiết dành cho bạn bạn đọc. Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho mọi người, xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

Các bài viết hữu ích khác:

  • Công ty Miskafa tuyển đại lý kinh doanh online các sản phẩm làm đẹp
  • Acid hyaluronic là gì? tác dụng của acid hyaluronic với làn da của phái đẹp
  • Tác dụng của kẽm gluconat là gì? Tác dụng phụ của kẽm gluconat là như thế nào?
  • Tác dụng của vitamin E là gì? Tác dụng phụ cửa vitamin E là gì?
  • Tìm hiểu về Astaxanthin: thực phẩm chức năng astaxanthin chống oxy hóa tốt như thế nào?
  • Công dụng của peptide collagen (collagen thủy phân) là gì? collagen thủy phân tốt hơn collagen thường ở những điểm gì?
  • L-cystine là gì? L cystine có tác dụng gì? Tác dụng phụ của L-cystine

 

Các video hữu ích khác:

 

4 thoughts on “Nội tiết là gì? Hiểu rõ về hệ nội tiết sau khi đọc bài này!

  1. Pingback: 7 loại thuốc uống trị mụn nội tiết an toàn và hiệu quả

  2. Pingback: Chi tiết tất cả các cách làm tăng nội tiết tố nữ hiện nay

  3. Pingback: Ăn gì để cân bằng nội tiết tố nữ? Nội tiết tố kém nên ăn gì?

  4. Pingback: 5 cách cải thiện việc mất cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *