Mục lục
Astaxanthin được các chuyên gia, nhà khoa học chứng minh rằng đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất thế giới được tính đến thời điểm hiện tại. Astaxanthin có cấu trúc phân tử độc đáo với công dụng là tăng cường khả năng chống oxy hóa liên tục nhiều gốc tự do tối đa trong một thời điểm, lọc sạch và loại bỏ gốc tự do ra ngoài cơ thể. Theo nghiên cứu thì khả năng chống oxy hóa của Astaxanthin mạnh hơn so với vitamin C là 500 lần và với vitamin E là 6000 lần.
Astaxanthin thường được bào chế theo dạng viên và được dùng cho những người bị Alzheimer, Parkinson, bệnh gan, đột quỵ, cholesterol cao, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, ngăn ngừa ung thư. Thêm nữa là nó còn được nghiên cứu về tính công dụng cũng như hiệu quả về các hội chứng chuyển hóa, nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cùng rất nhiều lợi ích khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Astaxanthin trong bài viết này nhé!
Astaxanthin là gì?
Astaxanthin là gì?
Astaxanthin là một loại sắc tố màu đỏ có nguồn gốc từ nhóm hóa chất carotenoids và thường được tìm thấy ở trong các loại tảo gây ra màu đỏ hoặc hồng cho cá hồi, tôm hùm, tôm và các loại hải sản thường thấy.
Astaxanthin có tác dụng gì?
Chống oxy hóa
Các loại chất chống oxy hóa thì nói chung là rất tốt cho sức khỏe. Đối với riêng chất chống oxy hóa astaxanthin thì sẽ có đặc tính là cải thiện lưu lượng máu và giảm stress oxy hóa ở người hút thuốc và những người thừa cân, thậm chí là hỗ trợ điều trị ung thư. Theo một số nghiên cứu sự so sánh giữa carotenoid thì astaxanthin có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất giúp chống lại các gốc tự do rất hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Do có đặc tính chống oxy hóa nên đã có rất nhiều nghiên cứu về astaxanthin trong việc điều trị các bệnh ung thư khác nhau. Một nghiên cứu đã phát hiện những tác dụng ngắn hạn và dài hạn trong việc điều trị ung thư vú bao gồm việc kìm hãm các tế bào ung thư vú phát triển.
Làm đẹp da
Astaxanthin có thể sẽ được sử dụng dưới dạng kem bôi để cải thiện làn da, giúp da khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu vào năm 2012 thì kết hợp bôi và uống astaxanthin có thể làm mờ được các nếp nhăn và thu nhỏ vết đồi mồi, giúp da duy trì độ ẩm. Thí nghiệm ở cả nam giới và nữ giới đều thu được kết quả rất tích cực nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu để khẳng định những phát hiện này.
Hỗ trợ tập luyện vận động
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng tác dụng của astaxanthin đến sức bền cũng như độ mệt mỏi sau khi tập thể dục. Nghiên cứu trên chuột cho thấy đặc tính chống oxy hóa sẽ có khả năng thúc đẩy cơ thể sử dụng các axit béo và tăng cường sức bền, ngăn ngừa tổn thương ở cơ và xương.
Mặc dù vậy, vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng astaxanthin có hiệu quả với hiệu suất tập thể dục của chúng ta.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu đang xem xét đến việc công bố astaxanthin có ích cho sức khỏe tim mạch. Theo một nghiên cứu vào năm 2006 để kiểm tra tác dụng của astaxanthin đối với những con chuột bị tăng huyết áp, Kết quả thu được là chất này có thể cải thiện mức độ elastin và độ dày của thành động mạch.
Mặc dù vậy nhưng vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh được rằng astaxanthin có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và giảm lượng cholesterol.
Làm giảm đau khớp, viêm khớp
Astaxanthin cũng rất được kỳ vọng trong việc chữa trị đau khớp bao gồm các tình trạng viêm khớp và hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên các kết quả thu được tình đến hiện nay vẫn là trái ngược nhau.
Theo một số nghiên cứu thì astaxanthin có thể làm giảm được các hiện tượng viêm và đau liên quan đến xương khớp. Thế nhưng một nghiên cứu khác lại không thể tìm thấy sự liên quan giữa astaxanthin và hội chứng ống cổ tay.
Tăng khả năng sinh sản của nam giới
Theo một nghiên cứu vào năm 2005, astaxanthin sẽ cho kết quả rất tích cực đối với khả năng sinh sản của nam giới. Trong 3 tháng, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 30 người đàn ông khác nhau đều có tiền sử bị vô sinh và thấy được những cải thiện về khả năng sinh sản với các thông số tinh trùng (số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng) ở những người được dùng astaxanthin với hàm lượng mạnh.
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có quy mô nhỏ nên cần thêm những thí nghiệm khác thì mới kết luận được.
Tác dụng phụ của astaxanthin
Astaxanthin sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình chữa trị, cụ thể là:
- Có thể sẽ làm mất ham muốn tình dục
- Vú của nam giới sẽ to hơn với người thường
- Khả năng cương cứng ở nam giới bị rối loạn
- Hạ huyết áp đột ngột
- Nồng độ canxi trong máu giảm
- Phân sẽ có màu đỏ (màu của astaxanthin) khi dùng với liều lượng trên 48mg mỗi ngày.
Các tác dụng phụ này không phải trường hợp nào sử dụng cũng gặp mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của người sử dụng. Nếu bắt gặp cơ thể có những hiện tượng này sau khi sử dụng thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý.
Cách dùng astaxanthin hiệu quả
Astaxanthin là chất có độ an toàn tuyệt đối khi được hấp thụ từ các thức ăn, nguồn thực phẩm tự nhiên. Astaxanthin có thể an toàn nếu dùng dưới dạng bất bổ sung với liều lượng 4 đến 40mg/ngày và trong tối đa 12 tuần hoặc 12mg/ngày trong vòng 6 tháng.
Chất này cũng rất an toàn khi sử dụng chung với carotenoid, vitamin và khoáng chất khác ở hàm lượng 4mg/ngày trong vòng 12 tháng. Một số tác dụng phụ của astaxanthin có thể kể ra là tăng nhu động ruột khiến phân có màu đỏ. Sử dụng astaxanthin với liều cao có thể gây ra đau dạ dày.
Hiện chưa có thông tin nào về việc sử dụng astaxanthin đối với các chị em mang thai hoặc đang cho con bú. Vì thế nên nhóm đối tượng này tốt nhất là không nên sử dụng.
Liều dùng astaxanthin
Astaxanthin chưa được nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả sử dụng trên trẻ em nên không được thiết lập liều dùng, bạn cần phải có sự tư vấn và chỉ định của phía bác sĩ để tránh nguy hiểm. Liều dùng với những người trên 18 tuổi là:
Với những người trên 18 tuổi sử dụng astaxanthin với mục đích chống oxy hóa thì liều dùng sẽ khoảng từ 4 đến 8 mg mỗi ngày.
Nếu như sử dụng astaxanthin với mục đích điều trị chứng khó tiêu ở người lớn thì liều lượng sẽ rơi vào khoảng 40mg và được chia đều thành nhiều liều uống mỗi ngày. Uống liên tục trong vòng 4 tuần sẽ thấy được hiệu quả.
Nếu mục đích của bạn là tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai khi tập luyện thể dục thể thao thì liều lượng sẽ là 8 mg dùng trước và sau khi tập. Bạn có thể dùng astaxanthin vào buổi sáng kèm với thức ăn với liều lượng khoảng 4mg.
Trong những trường hợp dành cho những người trường thành trong việc kiểm soát và phòng ngừa nồng độ cholesterol trong máu thì liều lượng sử dụng sẽ theo mức từ 6 đến 18 mg. Uống astaxanthin trong vòng 12 tuần sẽ thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Với những trường hợp dùng để điều trị vô sinh thì liều lượng sử dụng sẽ là 1 mg/ngày và uống liên tục trong vòng 3 tháng.
Với mục đích phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về da thì có thể dùng với liều lượng là 2 mg hàng ngày, chia ra uống 2 lần vào sáng và tối. Astaxanthin sẽ được sử dụng liên tục trong 6 tuần với liều lượng như trên.
Với những trường hợp đã cấy ghép thận thì liều lượng astaxanthin sẽ được quy định ở hàm lượng là 12mg mỗi ngày và chia ra thành 3 lần uống. Thời gian sử dụng kéo dài trong vòng 12 tháng.
Tính tương tác của astaxanthin
Astaxanthin có thể sẽ gây ra tình trạng tương tác với một số loại thuốc và gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì thế nên trước khi sử dụng astaxanthin thì chúng ta cần phải liệt kê danh sách các loại thuốc đang sử dụng để các bác sĩ có thể tham vấn, kể cả thuốc lẫn các loại thực phẩm chức năng bổ sung. Một số loại thuốc có thể tương tác lẫn nhau là:
- Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau aspirin
- Các loại thuốc chống đông như heparin và warfarin
- Các loại thuốc chống tiểu cầu tập kết như clopidogrel
- Các loại thuốc kháng viêm nhiễm, giảm đau không steroid ví dụ như ibuprofen và rofecoxib…
- Hoạt chất insulin
- Thuốc trị tiểu đường có dạng ống
- Những loại thuốc có thể gây ra khả năng chảy máu
- Những loại thuốc điều trị tim mạch
- Thuốc ức chế khả năng miễn dịch
- Những loại thuốc hormone sinh dục
- Các loại thực phẩm, thức ăn có chứa muối hoặc canxi sẽ gây ra sự tương tác, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
- Rượu cũng sẽ có sự tương tác với astaxanthin, nó có thể thay đổi cơ chế hoạt động và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác hoặc xuất hiện những cơn buồn ngủ.
- Người sử dụng cần phải xây dựng và theo dõi chế độ ăn uống để có thể điều chỉnh phù hợp. Nếu xảy ra sự tương tác với các loại thực phẩm nói trên hoặc các loại thực phẩm khác thì cần đến ngay các bệnh viện gần nhất để được xử lý sớm.
Các bài viết hữu ích khác:
- Tìm hiểu: Lão hóa da là gì? tổng hợp kiến thức về lão hóa da
- Cải thiện nội tiết tố và làn da bằng thực phẩm chức năng Primrosy Collagen chứa astaxanthin và nhau thai cừu, collagen thủy phân, vitamin E…
- Tuyển đại lý kinh doanh online các sản phẩm làm đẹp Miskafa.com
- Tiền mãn kinh là gì? Các dấu hiệu tiền mãn kinh của phụ nữ
Tinh dầu hoa anh thảo
Thông tin về tinh dầu hoa anh thảo: Tìm hiểu về cây anh thảo. Tinh [...]
Th3
Collagen thủy phân
Mục lục Collagen thủy phân là gì? 2 Ưu điểm của Collagen thủy phân 6 [...]
Th3
L cystine
Thông tin về L-cystine: L-cystine là gì?Tác dụng của L-cystine.Ai không nên dùng L-cystine?Lưu ý [...]
Th3
Isoflavone
Mục lục Isoflavone là gì? Tác dụng của isoflavone Tác dụng phụ của isoflavone Cách [...]
Th3
L glutathione
L-glutathione Các bài viết hữu ích khác: Tìm hiểu: Nguyên nhân khiến da lão hóa [...]
Th3
Astaxanthin
Mục lục Astaxanthin được các chuyên gia, nhà khoa học chứng minh rằng đây là [...]
Th3
Acid Hyaluronic
Mục lục Acid hyaluronic thường được sử dụng để chữa trị các chứng rối loạn [...]
Th3