Mục lục
Bên cạnh mụn thì nám và tàn nhang cũng là vấn đề được đông đảo phụ nữ quan tâm, nhất là chị em phụ nữ khi bước qua tuổi 30. Có rất nhiều tìm kiếm như “cách trị nám tàn nhang lâu năm”, “cách trị nám da dân gian” hay “cách trị nám da mặt bằng thiên nhiên” trên google và được trả về cả hàng triệu kết quả. Cùng Primrosy tìm hiểu những cách trị nám da phổ biến nhất cho các chị em nhé!
Đặc điểm của nám da
Nám da đặc trưng bởi những vết, mảng màu da tối đối xứng trên da mặt, thậm chí cả cổ, cánh tay.
Nám da thường có nguyên nhân liên quan đến các tế bào sản xuất sắc tố trong da được gọi là melanocytes hoạt động quá mức và tạo ra quá nhiều sắc tố (melanin). Tuy chưa thể xác định chính xác điều gì khiến các tế bào này hoạt động quá mức nhưng có bằng chứng cho thấy tia UV từ ánh nắng mặt trời góp phần lớn trong việc kích hoạt khả năng này.
Những người bị nám có thể nhận thấy các mảng nám da thường xuất hiện sau một thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc trở nên tồi tệ hơn vào mùa hè và mờ hơn vào mùa đông. Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể cũng là một nguyên nhân khác khiến các tế bào hắc tố hoạt động quá mức. Chính vì vậy mà phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh là những người dễ bị nám nhất.
Các cách điều trị nám da
Lột da bằng hóa chất
Biện pháp này sử dụng một dung dịch đặc biệt để “lột” lớp da trên cùng. Quá trình này loại bỏ các mảng da tối màu và sắc tố da melanin, cũng như kích thích tế bào da mới phát triển.
Lột da bằng hóa chất trị nám hiệu quả nhất khi kết hợp với thuốc làm sáng da tại chỗ. Điều này đảm bảo sự thâm nhập đồng đều hơn của thuốc và giảm nguy cơ tăng sắc tố sau đó.
Biện pháp này cần được chuyên gia trực tiếp điều trị và theo dõi.
Xem thêm chi tiết thông tin về viên uống tinh dầu hoa anh thảo giúp phụ nữ bổ sung nội tiết tố hiệu quả tại: https://primrosy.vn/vien-uong-tinh-dau-hoa-anh-thao/
Điều trị nám da bằng laser
Khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích thường được gọi là tia laser, là một chùm năng lượng ánh sáng hội tụ được sử dụng để làm nóng và phá hủy các mục tiêu chính xác trên da. Các mục tiêu trong laser để làm sáng da được gọi là tế bào sắc tố, bao gồm sắc tố melanin.
Phương pháp điều trị bảo tồn (năng lượng thấp) thường được khuyến khích để giảm nguy cơ hình thành nám da tái phát. Do đó, laser được coi là lựa chọn điều trị thứ hai hoặc thứ ba để điều trị nám da.
Microneedling – lăn kim vi điểm
Đây là một thủ thuật xâm lấn sử dụng những chiếc kim rất nhỏ thường có chiều dài từ 0,1–1mm để tạo lỗ chân lông ở lớp trên cùng của da để cho phép các thành phần trong kem bôi thâm nhập vào các lớp của da, nơi có các mạch máu và tế bào sắc tố.
Lăn kim vi điểm hiệu quả nhất khi sử dụng kết hợp với các loại kem bôi. Biện pháp này cũng cần được chuyên gia chỉ định và điều trị, việc tự áp dụng tại nhà có thể không cải thiện tình trạng nám da.
Sử dụng các loại kem bôi trị nám
Có nhiều loại kem bôi có tác dụng làm sáng da, ngăn chặn sự sản sinh hắc tố, giảm viêm da và kích thích tẩy da chết. Thành phần phổ biến trong các loại kem này gồm: Axit kojic, axit tranexamic và hydroquinone. Thông thường, sử dụng loại kem nào với liệu trình ra sao phụ thuộc vào bác sĩ hoặc chuyên gia điều trị.
Xem thêm: Thành phần và các công dụng của viên uống cân bằng nội tiết tố nữ Primrosy Collagen
Các biện pháp trị nám da tại nhà
- Nghệ: Curcumin có trong nghệ có đặc tính bảo vệ da khỏi tia cực tím, là chất chống oxy hóa và antimutagen, đồng thời có đặc tính chống viêm. Một nghiên cứu cho thấy curcumin ức chế sản xuất tyrosinase và melanin, cả hai đều góp phần gây ra nám da. Một nghiên cứu khác cho thấy curcumin có khả năng làm giảm sự tăng sắc tố cũng như các đặc tính chống oxy hóa.
- Gel nha đam: Một nghiên cứu cho thấy gel nha đam có đặc tính chống viêm, chống tia cực tím, giúp dưỡng ẩm, giảm khô da và bù nước cho da. Nhờ vậy sẽ giúp da sáng hơn.
- Giấm táo: Nhiều người dùng giấm táo để làm sáng da, mờ nám do nghĩ rằng nó có tính chất tẩy trắng. Tuy vậy, không có bằng chứng khoa học cho thấy giấm táo giúp chữa nám da, thậm chí nhiều người dùng giấm táo còn bị kích ứng da, tổn thương da khiến tình trạng nám thêm tồi tệ.
- Nước chanh: Nước chanh được cho là làm sáng da nhưng chanh có tính axit có thể gây kích ứng da, mỏng da. Do vậy, bạn không nên thoa nước chanh nguyên chất lên da, chỉ nên kết hợp nước chanh với các thành phần tự nhiên khác để làm mặt nạ dưỡng da.